Trungtamthuoc.com - Ăn dặm tự chỉ huy là một trong số những phương pháp ăn dặm mới nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé theo từng độ tuổi
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và cho con bú ít nhất cho đến năm 2 tuổi. WHO cũng khuyến nghị việc cho trẻ ăn dặm phải đảm bảo an toàn, đúng thời điểm và đầy đủ, thường bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày cho trẻ.
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì nó không chỉ liên quan đến hành vi ăn uống của con mà còn liên quan mật thiết đến trọng lượng cơ thể ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên cũng như sau này.
Phương pháp ăn dặm chỉ huy BLW (Baby Led Weaning) được biết đến lần đầu tiên vào năm 2005. Đây là phương pháp ăn dặm có đặc điểm để trẻ tự quyết định con sẽ ăn gì, số lượng bao nhiêu và ăn như thế nào.
Một số đặc điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy:
Theo khuyến cáo, mẹ nên tiến hành cho con ăn dặm khi con đủ 6 tháng tuổi (180 ngày), không nên cho trẻ ăn sớm hoặc muộn hơn. Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ tiêu hóa được sữa mẹ, nếu cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của con do đó cha mẹ cần tiến hành cho con ăn bổ sung.
Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:
Hành trình ăn dặm của con là một quá trình dài, thường gặp nhiều khó khăn để con có thể hình thành được thói quen ăn uống khoa học, hợp lý. Do đó, nếu mẹ đang cho ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy, cần áp dụng một số nguyên tắc sau:
Cho trẻ đeo yếm khi ăn dặm: Do mẹ để con tự ăn và khả năng cầm nắm của con còn hạn chế, do đó, mẹ nên chuẩn bị cho con 1 chiếc yếm vừa vặn để đeo cho con, hạn chế tình trạng bẩn quần áo.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất dồi dào: Ăn dặm chỉ là hình thức ăn bổ sung, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với trẻ nhỏ, do đó, mẹ cần tiếp tục cho con bú trong giai đoạn này.
Không ép con ăn khi con không muốn: Mẹ không nên đặt nặng vấn đề cân nặng của con trong quá trình ăn dặm, chiều theo ý muốn của con, không ép con ăn.
Chế biến thức ăn phù hợp: Mẹ nên cắt thức ăn thành những hình que nhỏ, hấp chín mềm để con dễ dàng nhai và nuốt.
Không nên chuẩn bị quá nhiều thức ăn trong mỗi bữa: Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên chuẩn bị 1-2 món và theo dõi con ăn để xem con có hứng thú hay xuất hiện phản ứng dị ứng không.
Hình thành thói quen kỷ luật: Cho con ngồi vào ghế ăn dặm có bàn, để con tập trung ăn, không cho con xem tivi, điện thoại, không bế ăn rong,...
Hình thành giờ giấc ăn uống: Mẹ nên cho con ăn vào những thời điểm cố định trong ngày để con tạo thói quen.
Kiên nhẫn và hợp tác: Quá trình ăn dặm của con rất cần sự kiên nhẫn và hợp tác của tất cả các thành viên trong gia đình. Phương pháp nào ban đầu cũng đều khó khăn nên mẹ hãy kiên trì với con nhé.
Lịch ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ phải tuân theo các giai đoạn phát triển của con. Dưới đây là 4 giai đoạn khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy.
Đối tượng: Trẻ từ 6-7 tháng.
Mẹ nên chuẩn bị những loại rau củ có vị ngọt tự nhiên như su su, cà rốt,.., không nên cho con ăn các loại rau xanh có lá, khoai, các loại hạt vì trẻ dễ bị nghẹn hoặc hóc.
Thức ăn sau khi chế biến không quá to hoặc quá dày, mỗi miếng nên dài khoảng 5cm, vừa với tay con.
Luôn để con ngồi thẳng lưng.
Xen kẽ các bữa ăn dặm giữa các cữ sữa của con.
Đối tượng: trẻ từ 8-10 tháng.
Con đã bắt đầu cầm được thức ăn có kích thước nhỏ hơn, không còn nhè ra hoặc nôn trớ sau khi ăn.
Hệ tiêu hóa dần hoàn thiện và quen với lượng thức ăn hàng ngày.
Mẹ có thể mở rộng các loại thực phẩm hàng ngày để con được tiếp xúc với nhiều loại thức ăn mới, có hương vị khác nhau, giúp con hứng thú khi ăn.
Bé có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn của người lớn, đa dạng các nhóm thực phẩm.
Thành thạo việc cầm nắm thức ăn và dần chuyển sang các dụng cụ khác như muỗng, đũa,..
Kỹ năng nhai nuốt cũng dần hoàn thiện, số lượng thức ăn và số bữa ăn cũng tăng lên.
Giai đoạn này, mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn cùng với gia đình, tuy nhiên, nên nêm nếm gia vị với một lượng nhỏ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Ăn dặm tự chỉ huy là một phương pháp ăn dặm mới, khác hẳn với phương pháp truyền thống và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật do đó nhận được nhiều sự chú ý của các bà mẹ Việt Nam. Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp BLW
Giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tự lập: Với phương pháp này, mẹ để bé chủ động lựa chọn món ăn mà con thích, không ép con ăn, khuyến khích trẻ tự lập trong khi ăn uống.
Trẻ phát triển được khả năng nhai nuốt sớm: Do đặc điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là sơ chế các loại thực phẩm thành từng miếng vừa miệng, hấp chín mềm và cho trẻ ăn trực tiếp. Việc cho trẻ tiếp xúc với thức ăn thô sớm giúp con phát triển được kỹ năng nhai nuốt.
Bé được lựa chọn món ăn mình thích: Việc chế biến theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ cảm nhận trọn vẹn được món ăn do đó mẹ có thể dễ dàng biết được món ăn mà con yêu thích, ngoài ra, nếu con dị ứng với loại thức ăn nào, mẹ cũng dễ dàng nhận biết.
Chế biến đơn giản: Đồ ăn được sơ chế, hấp chín mềm và cho trẻ cầm ăn trực tiếp do đó rút ngắn được thời gian chế biến.
Trẻ được tham gia vào các bữa ăn cùng với gia đình, giúp trẻ hình thành được thói quen ăn uống tập trung, mẹ cũng dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn con ăn vào.
Trẻ được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau, được cảm nhận trọn vẹn hương vị của từng loại.
Giúp trẻ phát triển được nhiều giác quan cùng một lúc bao gồm vị giác, thị giác, xúc giác,...
Bên cạnh những lợi ích đã nêu thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng có một số hạn chế nhất định:
Trẻ có nguy cơ bị hóc hoặc nghẹn trong khi ăn: Việc cho trẻ tiếp xúc với thức ăn thô ngay từ ban đầu có thể khiến con bị hóc hoặc nghẹn, do đó mẹ cần cắt nhỏ, hấp chín mềm để hạn chế nguy cơ này. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung kiến thức để xử lý khi trẻ bị hóc hoặc nghẹn.
Tốn nhiều thời gian khi dọn dẹp: Một hạn chế mà nhiều mẹ gặp phải là tình trạng dọn dẹp ‘chiến trường’ sau khi con ăn xong. Một số bé có thể ném đồ ăn sau khi đã no hoặc không thích.
Việc áp dụng phương pháp ăn dặm nào cũng đều hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Thức ăn dặm nên được đảm bảo vệ sinh, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Một số loại rau củ phổ biến mẹ có thể sử dụng như cà rốt, bí đỏ, su su, củ cải,... đều chứa nhiều chất xơ và vitamin.
Chất xơ trong rau củ cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Giúp bổ sung năng lượng cho trẻ, giúp con tăng cân và phát triển khỏe mạnh như: Bánh quy, bánh mì, yến mạch.
Đạm động vật: Thịt, hải sản, trứng sữa,...
Đạm thực vật: Đậu, các loại hạt.
Trẻ nhỏ là đối tượng cần nhiều năng lượng, do đó mẹ cần phải bổ sung chất béo vào trong mỗi bữa ăn của con. Ngoài ra, chất béo cũng có tác dụng hòa tan các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp con phát triển toàn diện.
Ngoài ra, mẹ có thể cho con ăn sữa chua, váng sữa và các loại thực phẩm khác phù hợp với từng độ tuổi.
Một số loại thực phẩm cần tránh khi con mới ăn dặm:
Đối với trẻ 6 tháng tuổi mới chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn bổ sung, mẹ cần chú ý lựa chọn những thực phẩm có độ mềm, ngọt, cắt nhỏ, hấp kỹ để con tập làm quen. Lượng thức ăn trong giai đoạn này không cần quá nhiều, đảm bảo vệ sinh.
Dưới đây là thực đơn tham khảo:
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng, 10 tháng mẹ có thể phong phú thêm các loại thức ăn cho trẻ, bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp con phát triển toàn diện.
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Giai đoạn này, trẻ đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, số lượng thức ăn cũng tăng dần lên, mẹ có thể nêm nếm gia vị để kích thích vị giác của trẻ.
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Nguyên liệu:
Cách tiến hành:
Ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy là 2 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay nhưng có những đặc điểm không giống nhau. Lợi ích khi kết hợp 2 phương pháp:
Ăn dặm truyền thống thường xay nhuyễn các loại thực phẩm và trộn lẫn với nhau trong khi ăn dặm tự chỉ huy là cho trẻ ăn thức ăn thô ngay từ khi chuyển sang ăn dặm do đó nếu muốn kết hợp 2 phương pháp này, mẹ cần chú ý:
Ăn dặm kiểu Nhật có một vài điểm tương đồng với phương pháp ăn dặm truyền thống đó là nghiền mịn đồ ăn trước khi cho trẻ ăn.
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, tăng dần độ thô.
Khác với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp cho trẻ làm quen với thức ăn thô ngay từ ban đầu, không nghiền mịn, không xay nhuyễn, thức ăn được cắt khúc sau đó hấp hoặc luộc cho chín mềm.
Xen kẽ 2 phương pháp với nhau, không nên áp dụng cả 2 phương pháp trong cùng một bữa ăn.
Để tận dụng tối đa những ưu điểm của 2 phương pháp, mẹ có thể kết hợp theo nguyên tắc sau:
Những ngày bận rộn, không có nhiều thời gian, mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho con. Ngược lại, với những ngày có nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn dặm kiểu Nhật, trang trí các món ăn cho bắt mắt, kích thích vị giác của con.
Tách biệt 2 phương pháp để trẻ có thể làm quen mà không bị nhầm lẫn.
Nếu mẹ muốn kết hợp 2 phương pháp với nhau thì cần cho trẻ ăn tự chỉ huy trước, sau đó cho con ăn kiểu Nhật.
Tôn trọng ý thích của trẻ.
Việc áp dụng phương pháp nào mẹ cũng cần rèn cho con tính tự lập và tập trung trong khi ăn.
Hành trình ăn dặm thường kéo dài và gây nhiều khó khăn với những mẹ nuôi con lần đầu đặc biệt là khi lựa chọn phương pháp phù hợp cho con. Trên đây là một số thực đơn cũng như lưu ý khi nấu ăn dặm cho trẻ mà mẹ cần áp dụng. Để quá trình ăn dặm dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần điều chỉnh lịch ăn dặm, thức ăn dặm dựa theo sở thích, thói quen và độ tuổi của trẻ.