Trường Đại Học Y Hà Nội - Bộ môn Khoa học xét nghiệm
Chủ biên PGS.TS.BS Đặng Thị Ngọc Dung, TS. Nguyễn Trọng Tuệ
Các tác giả tham gia biên soạn
PGS. TS. BS Đặng Thị Ngọc Dung, TS. Nguyễn Trọng Tuệ, TS. BS. Nguyễn Thúy Hương, TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Hải
ThS. Đặng Quang Huy, Ths. BSNT. Nguyễn Quỳnh Giao, Ths. BSNT. Vũ Đức Anh, ThS. Trịnh Thị Phương Dung
Ths. BSNT. Lê Văn Toàn, Ths. BSNT. Ngô Diệu Hoa, BSNT. Phạm Thị Hương Trang, Ths. BSNT. Nguyễn Thị Thu Thảo
Ths. BS. Nguyễn Thị Hảo, CKI. Đỗ Thị Hường, CKI. Nguyễn Thúy Hà, ThS. Vũ Thị Bích Hồng
CN. Lê Thanh Thảo, CN. Nguyễn Hữu Hùng
Với mỗi xét nghiệm thực hiện trên lâm sàng hay thí nghiệm trong phòng nghiên cứu, chuẩn bị hóa chất thuốc thử là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để xét nghiệm/thí nghiệm được diễn ra một cách thuận lợi, giảm thiểu sai sót. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin về các đơn vị đo lường nồng độ dung dịch và cách pha các hóa chất, thuốc thử.
Dung dịch là hỗn hợp thuần nhất của một hay nhiều chất tan trong một lượng dung môi hoà tan thích hợp. Trong thực hành phòng xét nghiệm, chất tan thường được đo lường và được gọi là chất phân tích (analyte). Dung môi có thể dạng khí, lỏng hay rắn. Trong thực hành phòng xét nghiệm lâm sàng, dung môi thường là dạng lỏng.
Nồng độ dung dịch là đại lượng biểu thị lượng chất tan trong dung dịch. Trong thực tế có một số cách biểu thị nồng độ như sau:
Định nghĩa: Nồng độ phần trăm khối lượng/khối lượng biểu thị bằng số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.
Công thức:
Trong đó
mct : khối lượng chất tan (g).
Vdd : thể tích dung dịch (mL).
d: khối lượng riêng của dung dịch (g/mL).
Định nghĩa: Nồng độ phần trăm khối lượng/thể tích biểu thị bằng số tan trong 100mL dung dịch.
Công thức:
Trong đó:
mct : khối lượng chất tan (g).
Vdd : thể tích dung dịch (mL).
Định nghĩa: Nồng độ phần trăm thể tích/thể tích biểu thị bằng số mililit chất tan trong 100 mL dung dịch.
Công thức:
Trong đó:
mct : khối lượng chất tan (g).
Vdd : thể tích dung dịch (mL).
Định nghĩa: Nồng độ mol được biểu thị bằng số mol chất tan trong 1lít dung dịch.
Công thức:
Trong đó:
mct : khối lượng chất tan (g).
Vdd : thể tích dung dịch (mL).
M: phân tử gam của chất tan
Định nghĩa: Nồng độ đương lượng được biểu thị bằng số đương lượng gam chất tan trong 1 lít dung dịch.
Công thức:
Trong đó:
mct : khối lượng chất tan (g).
Vdd : thể tích dung dịch (mL).
E là đương đương lượng gam của chất tan trong dung dịch
Định nghĩa: Đương lượng gam của một chất là khối lượng chất đó tính ra gam, phản ứng vừa đủ với một đương lượng gam hydro hay một đương lượng gam của một chất bất kỳ.
Đương lượng gam của một chất có thể khác nhau tùy thuộc vào phản ứng mà chất đó tham gia và được tính bằng công thức:
Công thức:
Trong đó:
M: là phân tử gam của chất.
n có thể bằng:
(1) Số ion H+ của một phân tử acid đã cho trong phản ứng
(2) Số ion H+ của một phân tử base đã nhận trong phản ứng
(3) Tổng số điện tích của ion kim loại hoặc nhóm nguyên tử đóng vai trò cation của một phân tử muối tham gia phản ứng
(4) Số electron mà một phân tử chất oxy hoá hoặc chất khử trao đổi trong phản ứng.
Pha chế dung dịch là một trong những công việc quan trọng ở phòng thí nghiệm. Khi pha chế dung dịch cần tuân theo các quy tắc sau đây:
Pha dung dịch của chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm.
Trước khi pha phải tính lượng chất tan và lượng nước cần dùng là bao nhiêu. Ví dụ pha chế 250 g dung dịch 10% một chất đã cho (chẳng hạn natri clorua, bari clorua, đồng sunfat,...).
Trước hết phải tính lượng muối không ngậm nước rồi suy ra lượng muối ngậm nước. Ví dụ: Pha 100 g dung dịch 10% đồng sunfat từ muối CuSO4. 5H2O.
Phương pháp này thường được dùng khi pha dung dịch có nồng độ đã định từ một dung dịch khác.
Ví dụ: Pha 250 g dung dịch acid sunfuric 10% từ dung dịch H2SO4 đặc hơn.
Ví dụ: Cần pha 250 mL dung dịch 0,1 M natri clorua.
Ví dụ: Pha 100 mL dung dịch 0,1 N muối bari clorua BaCl2.2H2O.
Cách pha dung dịch đơn giản hơn cả là dùng tỉ khối kế, rồi đối chiếu với bảng nồng độ đã được tính sẵn. Rót dung dịch vào ống đo, nhúng tỉ khối kế vào đó. Nếu muốn có dung dịch loãng hơn thì cho thêm nước từ từ vào. (Nếu là acid sunfuric thì phải cho acid vào nước).
Pha loãng là quá trình theo đó nồng độ hoặc hoạt chất của một chất trong dung dịch được làm giảm đi bằng cách cho thêm dung môi. Trong thực tế phòng xét nghiệm, hầu hết các pha loãng được thực hiện bằng cách chuyển một thể tích chính xác của mẫu gốc vào một bình định mức phù hợp và sau đó thêm nước hoặc dung môi khác với thể tích cần thiết, trộn thích hợp để đảm bảo tính đồng nhất. Pha loãng được biểu thị bởi thể tích chất tan (chất phân tích) trong một thể tích xác định. Ví dụ: pha loãng theo thể tích 1/5 nghĩa là ta có 1 thể tích gốc trong số 5 thể tích thu được (1 thể tích gốc và 4 thể tích dung môi).
Để ngăn chặn các lỗi phát sinh khi trộn lẫn hai chất lỏng có thành phần khác nhau ta phải chú ý kỹ thuật sử dụng trong khi pha loãng. Thay vì thêm 90 mL nước vào 10 mL dung dịch đậm đặc thì nên hút 10 mL dung dịch đậm đặc cho vào bình định mức 100 mL, sau đó thêm nước vào đến vạch 100 mL ở cổ bình. Đối với các thể tích lớn (pha hóa chất, các dung dịch đệm,...) ta phải dùng bình định mức. Dung dịch đậm đặc nên được hút vào bình trước, sau đó thêm dung môi hoặc nước đến vạch thể tích trên cổ bình. Đối với thể tích nhỏ (huyết thanh, huyết tương hoặc các chất phân tích có nồng độ cao hơn dải tuyến tính của qui trình kỹ thuật) ta nên hút dung môi trước sau đó thêm dung dịch đậm đặc cần pha loãng và trộn (lắc) kỹ trước khi mang đi định lượng.
Khi thực hiện pha loãng, phương trình sau đây được sử dụng để xác định thể tích (V2) cần thiết để pha loãng thể tích (V1) của dung dịch gốc có nồng độ đã biết (C1) thành dung dịch có nồng độ mong muốn (C2):
C1 X V1 = C2 x V2
Tương tự như vậy phương trình cũng được sử dụng để tính toán nồng độ của dung dịch pha loãng khi một thể tích nhất định được thêm vào một thể tích có nồng độ đã biết.
Bay hơi là một quá trình sử dụng để chuyển đổi một chất lỏng hoặc rắn dễ bay hơi thành thể hơi. Bay hơi được sử dụng trong phòng thí nghiệm lâm sàng để loại bỏ chất lỏng từ một mẫu do đó làm tăng nồng độ chất phân tích (thường dùng để xử lý mẫu nghiên cứu).
Đông khô được sử dụng trong phòng thí nghiệm y học cho việc sản xuất các chất chuẩn (calibrators), thuốc thử, vật liệu kiểm tra (control)... vì sản phẩm đông khô bảo quản được lâu ở nhiệt độ âm sâu. Sản phẩm này sau khi thêm nước hoặc các dung môi thích hợp sẽ bảo toàn được thành phần và tính chất như dung dịch, hỗn hợp ban đầu.
Đông khô gồm 3 giai đoạn:
Lọc được định nghĩa là sự di chuyển của chất lỏng thông qua một bộ lọc và được thực hiện bằng trọng lực, áp lực, hoặc chân không. Dịch lọc là chất lỏng qua bộ lọc.
Mục đích của lọc là để loại bỏ các hạt vật chất có kích thước lớn hơn tiêu chuẩn trong chất lỏng. Nhiều màng lọc trong phòng thí nghiệm lâm sàng được thực hiện với giấy lọc và màng Nhựa với kích thước lỗ được kiểm soát. Màng lọc được sử dụng dưới chân không với áp lực dương, hoặc lực hấp dẫn.
Bộ lọc được đưa vào dùng một lần để sử dụng với pipet bán tự động. Các bộ lọc này giảm thiểu việc trao đổi những giọt khí dung giữa đầu côn và pipet. Điều này là đặc biệt quan trọng cho các kỹ thuật khuếch đại DNA và các quy trình vi sinh.
Màng lọc khác được thiết kế cho siêu lọc và có sẵn với một loạt các kích cỡ lỗ lọc khác nhau để lựa chọn. Siêu lọc là một kỹ thuật để loại bỏ các hạt hòa tan bằng cách sử dụng một bộ lọc cực kỳ tốt. Nó được sử dụng để cô đặc các đại phân tử, chẳng hạn như protein vì các phân tử hòa tan nhỏ hơn đi qua được bộ lọc.
1. Bishop, M. L., Fody, E. P., & Schoeff, L. E. (2018). Clinical chemistry: principles, techniques, and correlations. Eighth edition. Philadelphia: Wolters Kluwer.
2. McCall, R. E., & Tankersley, C. M. (2016). Phlebotomy essentials. Sixth edition. Philadelphia: Wolters Kluwer.
3. Cappuccino, J. G., & Welsh, C. (2020). Microbiology: A laboratory manual. 12th edition. Pearson.
4. Buckingham, L. (2019). Molecular Diagnostics, 3e: Fundamentals, Methods, and Clinical Applications. Philadelphia: F.A. Davis Company.
5. Barbara H.Estridge & Anna P.Reynolds. (2008). Basic clinical laboratory techniques, pp 365-378
6. Susan R. Mikkelsen & Eduardo Cortón (2004). Bioanalytical Chemistry. Centrifugation Methods. John Wiley & Sons, pp. 247-267
7. Cục Y tế dự phòng (2017). Hướng dẫn lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm. Bộ Y tế.
8. Bộ môn Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội (2003). Thực tập Hóa sinh. Nhà xuất bản Y học
9. PGS. TS. BS. Đặng Thị Ngọc Dung, TS. Nguyễn Trọng Tuệ (2023). “Pha hóa chất thuốc thử”. Kỹ thuật và thiết bị xét nghiệm y học. Nhà xuất bản y học, trang 95-102. Tải bản pdf tại đây.