Đường ăn kiêng dùng nhiều có gây ung thư không? Hướng dẫn sử dụng đường ăn kiêng đúng cách

04/08/2024
Hiện nay sản phẩm đường ăn kiêng hỗ trợ giảm béo phì, các bệnh lý tiểu đường, ngày càng phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết loại đường ăn kiêng nào tốt?

Trungtamthuoc.com - Hiện nay vấn đề sức khoẻ ngày càng được mọi người quan tâm, vì vậy các sản phẩm đường ăn kiêng hỗ trợ giảm béo phì, các bệnh lý tiểu đường, chuyển hoá ngày càng phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng hợp lý, và loại đường ăn kiêng nào tốt? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về các loại đường ăn kiêng trong bài viết dưới đây.

1 Đường ăn kiêng là gì?

Nguồn gốc đường ăn kiêng thường từ tổng hợp hóa học hoặc nguồn gốc thực vật. chúng là những chất tạo ngọt và tăng hương vị của sản phẩm nhưng không tạo năng lượng, vì vậy không làm tăng lượng đường trong máu cũng như không gây sâu răng. Chỉ với một lượng nhỏ đường đã mang lại hương vị ngọt thơm cho sản phẩm. 

Các sản phẩm chứa đường ăn kiêng được sử dụng nhiều cho bệnh nhân đái tháo đường, người béo phì hay muốn giảm cân.

Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là gì?

2 Đường ăn kiêng có tốt không?

Việc sử dụng đường ăn kiêng ngày càng phổ biến vì những lợi ích mang lại, bao gồm:

Kiểm soát cân nặng

Sử dụng đường ăn kiêng cho những đối tượng muốn giảm cân, hay người bị béo phì rất hữu ích. Sản phẩm tạo vị ngọt nhưng không mang dinh dưỡng, có ít calo (chỉ có khoảng 16 calo/ 1 thìa cafe đường). các thực phẩm đồ uống bổ sung đường ăn kiêng vẫn mang vị thơm ngon béo ngậy, kích thích người dùng sử dụng mà không chứa calo.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Sử dụng đường ăn kiêng cũng được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chất tạo ngọt chứa trong đường ăn kiêng hầu như không làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy các sản phẩm nước uống, thực phẩm chứa thành phần này có thể là sự lựa chọn phù hợp cho những đối tượng trên.

Giảm nguy cơ bệnh lý chuyển hóa

Đường ăn kiêng có hàm lượng calo rất thấp nên không làm dư thừa năng lượng, giảm được tích luỹ mỡ thừa trong cơ thể hỗ trợ giảm các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, huyết áp cao...

Phòng ngừa sâu răng

Các sản phẩm như nước súc miệng, kem đánh răng thường có chứa đường ăn kiêng nhằm giúp ngăn ngừa sâu răng. Nguyên nhân thành phần đường ăn kiêng có chứa Xylitol đã mang lại công dụng này. Đồng thời chúng không có dinh dưỡng, nên làm giảm khả năng vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

3 Đường ăn kiêng phổ biến được nhiều người tin dùng

Có 2 loại đường ăn kiêng là đường ăn kiêng làm từ chất tạo ngọt nhân tạo và đường ăn kiêng làm từ chất tạo ngọt tự nhiên. Một vài chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose, saccharin… Chất tạo ngọt tự nhiên khác như stevia, erythritol, sorbitol. Đường ăn kiêng nguồn gốc thiên nhiên sẽ có chứa một ít calo, nhưng có độ ngọt thấp hơn và đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi hiện nay. Dưới đây là một số loại đường ăn kiêng dùng phổ biến nhất.

Các loại đường ăn kiêng
Các loại đường ăn kiêng

3.1 Đường Aspartame

Được coi là chất tạo ngọt lâu đời và phổ biến nhất trên thị trường. Vị ngọt của đường này gấp 200 lần đường thông thường và được ứng dụng nhiều trong sản xuất bánh kẹo, thuốc, đồ uống. Dinh dưỡng trong 1 thìa cà phê có chứa khoảng 2,8 calo, không có chất đạm và chất béo. Tuy nhiên chất tạo ngọt này bị phân huỷ ở nhiệt độ cao, bệnh nhân mắc các bệnh lý di truyền như phenylceton niệu không nên dùng. Một số sản phẩm chứa Aspartame thường gặp như Đường ăn kiêng Aspamic 35mg của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco có giá khoảng 60.000 đồng/ hộp 100 gói hoặc đường ăn kiêng Aspartam Pharmedic có giá khoảng 32.000 đồng/ hộp 50 gói.

3.2 Đường ăn kiêng Steviol

Steviol nguồn gốc từ cây cỏ ngọt, có vị ngọt gấp 30-320 lần so với đường mía. Đường này có thể thay thế đường ăn hàng ngày trong chế độ ăn kiêng do không chứa calo và hàm lượng carbohydrate cũng chỉ ở mức tối thiểu. Một vài nghiên cứu trước đây về tác hại với hệ vi sinh đường ruột của đường steviol đã được xoá bỏ và chỉ ra rằng lợi ích của đường cho sự đa dạng của hệ khuẩn đường ruột.  Đường này bền với  nhiệt nên dùng nhiều trong đồ ăn, thức uống như các món tráng miệng, kẹo Cao Su, sữa chua. Trong 1 thìa cà phê đường steviol chỉ có chứa 1g carbohydarate còn lại đường và calo là 0. Một vài sản phẩm thường gặp như Đường Cỏ Ngọt Domesco, Đường ăn kiêng cỏ ngọt Tropicana Slim Stevia Sweetener…

3.3 Saccharin

Saccharin là đường thay thế sử dụng phổ biến trong thực phẩm và đồ uống, trái cây đóng hộp… ngoài ra một số loại thuốc cũng có chứa loại đường này. Saccharin có vị ngọt gấp 300 lần đường mía, khi sử dụng sẽ có vị đắng ở hậu vị. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh độ an toàn của đường này và được FDA chấp thuận là phụ gia thực phẩm. Trong một gói đường ăn kiêng có chứa 3.6 calo, đường 0,9g và carbohydrate là 0.9g. Các sản phẩm có chứa đường saccharin như Sussli thương hiệu Đức thành phần có natri Saccharin, hay Cologrin của công ty Kruger GmbH.

3.4 Đường Lakanto

Đây là một loại đường ăn kiêng chiết xuất từ thiên nhiên, cụ thể là từ la hán quả. Thành phần hoàn toàn không chứa calo, đường nên phù hợp dùng cho người tăng cân, đối tượng cần kiểm soát đường huyết và phòng ngừa sâu răng. Vị ngọt của đường này thanh nhẹ, không quá gắt, không làm thay đổi hương vị ban đầu của nhiều đồ ăn, thực phẩm nên ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn. 

Các loại đường ăn kiêng được sử dụng phổ biến
Các loại đường ăn kiêng được sử dụng phổ biến

3.5 Đường alcohol

Đường alcohol như Isomalt, Maltitol, Mannitol, Sorbitol, Xylitol, ….Được chiết xuất từ các loại trái cây và thảo mộc, không ngọt bằng đường mía và có chứa hàm lượng calo nhỏ. Nhóm đường này gọi là đường alcohol nhưng không có gốc cồn OH.

Trong nhóm này hay gặp đường ăn kiêng có isomalt được chiết xuất từ củ cải đường, có độ ngọt nhẹ. Loại đường này được ứng dụng nhiều để giảm cân, dùng cho đối tượng cần kiểm soát lượng đường, ngăn ngừa sâu răng. Bên cạnh đó, các kết quả đã cho thấy isomalt có hiệu quả hỗ trợ điều trị táo bón, tăng cường khả năng tiêu hoá do có nhiều chất xơ.

Các sản phẩm thường gặp như đường bắp ăn kiêng Tropicana Slim Classic có chứa Sorbitol và bột bắp, đường Ăn Kiêng Isomalt Biên Hòa chứa đường isomalt…

3.6 Splenda

Loại đường ăn kiêng này được tạo từ đường sucralose. Độ ngọt của đường này gấp 600 lần đường mía nhưng rất ít calo. Splenda được dùng nhiều trong làm bánh và nấu nướng do không bị ảnh hưởng khi ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên đường splenda có thể gây một số tác dụng phụ như khó tiêu, mề đay mẩn ngứa, đầy hơi khi sử dụng quá liều, vì vậy dù là loại đường ăn kiếng nào, người dùng cũng nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đọc kỹ cách sử dụng của nhà sản xuất. 

Đường splenda có giá thành rẻ và có đặc tính không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên được bày bán rộng rãi. Một vài sản phẩm hay gặp như đường ăn kiêng Splenda có giá khoảng 85.000 đồng/ hộp 1200 gói,  Briz Sucralose có giá 110.000 đồng/ hộp 100 gói. 

3.7 Đường Neotame 

Chất tạo ngọt tổng hợp, có độ ngọt lên tới 13.000 lần so với đường mía, và hầu như không có chứa calo. Đường neotame khuyến cáo chỉ nên sử dụng không quá 3mg/kg/ngày, có đặc điểm chịu được nhiệt độ cao nên dùng nhiều trong công nghiệp làm bánh, thực phẩm nhưng không dùng cho thịt và gia cầm.

3.8 Acesulfame K

Acesulfame K là một đường nhân tạo có độ ngọt gấp 200 lần đường mía. Được sử dụng khá nhiều trong các sản phẩm trên thị trường như bánh, kẹo, kem đánh răng, nước giải khát và một số loại thuốc. ở nhiệt độ cao không làm mất đi vị ngọt và dùng kết hợp được với các chất tạo ngọt khác.

4 Đối tượng nên và không nên dùng đường ăn kiêng

4.1 Những ai nên sử dụng đường ăn kiêng?

Những đối tượng sau được khuyến khích sử dụng đường ăn kiêng thay thế đường thông thường:

  • Người tiểu đường: những người cần kiểm soát lượng đường khi nạp vào cơ thể thì đường ăn kiêng là lựa chọn hữu ích. Các chất tạo ngọt này có chứa hàm lượng đường rất thấp nên sẽ không thể chuyển hoá thành Glucose, hỗ trợ ổn định nồng độ đường sau khi ăn.
  • Người béo phì: những đối tượng cần giảm cân sử dụng đường ăn kiêng sẽ giảm mong muốn thèm ăn. Bên cạnh đó, đường ăn kiêng không chứa dinh dưỡng và calo giúp giảm tích lũy mỡ, tăng đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng.
Những ai nên sử dụng đường ăn kiêng?
Những ai nên sử dụng đường ăn kiêng?

4.2 Những ai không nên dùng đường ăn kiêng?

Không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng đường ăn kiêng. Những đối tượng gặp các vấn  đề về sức khoẻ như bên dưới cần tránh xa loại thực phẩm này:

  • Người mắc bệnh pheninketo niệu: những người mắc bệnh này không thể chuyển hoá phenylalanin, một loại acid amin có trong đường aspartame. Chất này tăng cao sẽ gây tổn thương não, nên bệnh nhân phenylketo niệu cần chú ý không dùng đường ăn kiêng aspartame. 
  • Người dị ứng với sulfonamide, trẻ em, phụ nữ có thai: sulfonamide có trong đường saccharin nên cẩn trọng dùng cho những đối tượng đặc biệt và có tiền sử dị ứng với thành phần này. Sử dụng đường saccharin nhiều còn có thể khó thở, phát ban hoặc rối loạn tiêu hoá. 

Ngoài ra các nghiên cứu khác cho thấy chất tạo ngọt Sucralose làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do làm giảm nhạy cảm của Insulin, gây viêm ruột, rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

5 Đường ăn kiêng có tác hại không?

Tác hại của đường ăn kiêng
Tác hại của đường ăn kiêng

Tuy mang lại nhiều lợi ích, song đường ăn kiêng cũng có thể không an toàn với nhiều đối tượng và gây nhiều bất lợi cho sức khỏe, chẳng hạn:

Không đảm bảo dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể

Trong đường ăn kiêng hầu như chứa hàm lượng calo rất thấp, không đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vì vậy không lạm dụng sử dụng quá nhiều trong ngày, đặc biệt là trẻ em do có thể gây hại cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Đối với người cần giảm cân thì cần có sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo lượng calo cho sự phát triển chiều cao, cân nặng nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Không nên tự ý lạm dụng đường ăn kiêng có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khoẻ.

Bên cạnh đó, đường ăn kiêng tạo là chất tạo ngọt không chứa dinh dưỡng. Như vậy khi sử dụng quá nhiều có thể gây suy dinh dưỡng. Thay vì bạn sử dụng đường ăn kiêng hoàn toàn, nên thay thế bằng cách dùng đồ uốn không đường như sữa ít đường, dùng nước ép không cho đường để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Có thể biến đổi thành các chất độc hại

Trong một số trường hợp, khi sử dụng đường ăn kiêng nấu thì có thể gây biến đổi thành các chất độc hại do tiếp xúc với nhiệt độ cao. Để đảm bảo an toàn khi chế biến, nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.

Có thể bị nhức đầu, co giật, trầm cảm

Một số đường ăn kiêng chứa chất tạo ngọt là Aspartam có thể làm tăng thêm tình trạng  nhức đầu, trầm cảm ở những đối tượng mắc bệnh này. Những người bình thường thì sẽ ít bị ảnh hưởng. Ở trẻ em tuyệt đối không nên sử dụng đường ăn kiêng vì có thể gặp tình trạng động kinh, tăng hoạt động não bộ.

Nguy cơ gây ung thư

Các nghiên cứu về đường ăn kiêng có gây ung thư không vẫn chưa rõ ràng, một số báo cáo chứng minh rằng có nguy cơ làm tăng ung thư gan nhưng khi mở rộng nghiên cứu thì không có kết quả như vậy. Do đó không nên lạm dụng đường ăn kiêng và cấm sử dụng cho đối tượng chống chỉ định.

6 Hướng dẫn sử dụng đường ăn kiêng đúng cách

Một vài lưu ý khi sử dụng đường ăn kiêng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

6.1 Sử dụng liều lượng hợp lý

Đường ăn kiêng mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên không nên lạm dụng có thể gây  nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe. Theo FDA phê duyệt những loại chất tạo ngọt được dùng trong đường ăn kiêng chỉ nên dùng hàm lượng/ ngày như sau:

  • Stevia: 4 mg/kg 
  • Sucralose: 5mg/kg
  • Saccharin: 5mg/kg
  • Acesulfame kali: 15mg/kg
  • Aspartame: 50 mg/kg
  • Neotame: 0.3mg/kg
  • Advantame: 32,8mg/kg

6.2 Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Đối tượng sử dụng đường ăn kiêng đa số là người béo phì và người tiểu đường nên họ cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ về chế độ ăn uống hàng ngày. Dù  là người đang mắc bệnh lý hoặc người khoẻ mạnh thì trước khi dùng bất cứ đường ăn kiêng nào, việc tư vấn bác sĩ cần được thực hiện. Các loại chất tạo ngọt nguồn gốc tự nhiên được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn chất tạo ngọt nhân tạo và trẻ em với phụ nữ mang thai chống chỉ định dùng đường ăn kiêng.

7 Một vài câu hỏi thường gặp về đường ăn kiêng

7.1 Đường ăn kiêng bao nhiêu calo?

Đường ăn kiêng thông thường có chứa khoảng 16 calo/ 1 thìa café đường. Như vậy mỗi gam đường có chứa đến khoảng 387 calo. Ngày nay một số loại đường nhân tạo hầu như không có hàm lượng calo do cơ thể không phân huỷ được. những đối tượng cần kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân khi dùng đường ăn kiêng sẽ giúp giảm hấp thu lượng calories.

7.2 Đường ăn kiêng khác gì đường bình thường?

Đường ăn kiêng có vị ngọt gấp nhiều lần đường thông thường nhưng lại không chứa năng lượng khi sử dụng. Vì vậy những đối tượng bị tăng đường huyết, cần giảm cân sử dụng đường này sẽ mang lại hiệu quả cao. Đường ăn kiêng có chứa các thành phần tự nhiên từ thực vật hoặc nhờ phương pháp tổng hợp hoá học tạo thành.

7.3 Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường?

Người tiểu đường nên sử dụng ít hơn 9 muỗng cafe đường thông thường hay tương đương 36 g đường mỗi ngày, theo khuyến cáo của hiệp hội Đái tháo đường ADA. Ngoài ra người tiểu đường cần tuân thủ sử dụng thuốc và chế độ ăn lành mạnh để hiệu quả điều trị cao nhất.

8 Kết luận

Đường ăn kiêng là sự lựa chọn hữu ích cho những đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, người cần giảm cân. Tuy nhiên, các chất tạo ngọt cũng có thể mang lại nhiều tác dụng không mong muốn và cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hay người bị  phenylceton niệu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người dùng.  Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về đường ăn kiêng cho bạn đọc.

9 Tài liệu tham khảo

Chuyên gia FDA (Ngày đăng 06 tháng 9 năm 2023) How Sweet It Is: All About Sweeteners. FDA. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.

Chuyên gia Familly Doctor.org (Ngày đăng 31 tháng 5 năm 2023) Sugar Substitutes. Family Doctors. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2024.

Chuyên gia WHO (Ngày đăng 15 tháng 5 năm 2023) WHO advises not to use non-sugar sweeteners for weight control in newly released guideline. WHO. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.

Tác giả Thozhukat Sathyapalan 1, Natalie J Thatcher và cộng sự (Ngày đăng 18 tháng 3 năm 2023) Aspartame sensitivity? A double blind randomised crossover study. Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.

Chuyên gia NIH (Ngày đăng 29 tháng 8 năm 2023) Artificial Sweeteners and Cancer. Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây

Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
global block catalogs
sdf ádf

sdf ádf

sdf ádf

sdf a 16
ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay365
  • Tháng hiện tại8,271
  • Tổng lượt truy cập49,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây